ẤN ĐỘ, CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA
GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ:
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh.
Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại. Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v…
TÓM TẮT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng ra Phật Giáo, sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng ra Phật Giáo, sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh.
Trải qua 6 năm tầm sư học đạo, nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta vẫn không thỏa mãn với những giáo thuyết và pháp môn tu của những vị đạo sư mà Ngài theo học. Cuối cùng vì tu theo khổ hạnh ép xác, Ngài đã kiệt sức và ngã quỵ bên giòng sông Ni Liên Thiền (Nairanjana) và nhờ bác sữa của nữ thí chủ Tu Xà Đa (Sujata) mà Ngài hồi phục. Sau Đó Thái Tử quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh và bắt đầu pháp môn riêng của Ngài. Ngài đến dưới gốc cây Bồ Đề (Bodhi Tree) ngồi thiền định. Sau 49 ngày đêm thiền tọa, cuối cùng Thái Tử đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn và trở thành vị Phật có tên là Phật Thích Ca Mâu Ni, vào năm Ngài 35 tuổi.
Sau khi giác ngộ, đức Phật đến Vườn Lộc Uyển gặp lại 5 người bạn đồng tu lúc trước và dạy cho họ pháp môn giác ngộ mà Ngài đã thành tựu để họ được chứng đạo. Bài pháp đầu tiên mà đức Phật giảng -- cũng gọi là chuyển Pháp luân tức lăn bánh xe Chánh Pháp -- cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe và tu tập là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý mầu nhiệm (Khổ, Tập, Diệt và Đạo Đế). Và đó cũng là lần đầu tiên đức Phật thiết lập Tăng Đoàn với 3 ngôi báu là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật đã tuần tự đi bộ khắp lưu vực Sông Hằng để giảng dạy về pháp môn giác ngộ và giải thoát từ đó cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi tức là vào năm 544 trước công nguyên.
Sakyamuni là tiếng Phạn, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Năng Nhơn Tịch Mặc có nghĩa là Người có khả năng tự dứt sạch vô minh phiền não và an trú trong vắng lặng của Niết Bàn. Chữ Phật tiếng Phạn là Buddha, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Giác Giả có nghĩa là vị đã giác ngộ hoàn toàn. Giác ngộ có 3 ý nghĩa: Tự mình giác ngộ (tự giác), giác ngộ cho người khác (giác tha), và hoàn thành sự giác ngộ cho mình và người (giác hạnh viên mãn).
Nội dung giáo nghĩa Phật Giáo có thể tóm lược trong 4 điểm chính: Vô Thường (Anitya), Khổ(Duhkha), Không (Sunya), và Vô Ngã (Anatma), thường được gọi là Bốn Pháp Ấn. Bốn giáo nghĩa này có mặt trong tất cả hệ thống giáo lý của các trường phái, bộ phái Phật Giáo từ Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, đến Đại Thừa và ngay cả Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng. Vô thường là bản chất của mọi hiện tượng tâm lý và vật lý. Không một hiện tượng nào trên thế gian này thoát khỏi sự chi phối của vòng sinh, trụ, dị và diệt. Chính vì các hiện tượng chung quanh chúng ta đều vô thường nên làm cho đời sống của con người trở nên đau khổ. Khổ vì sinh, già, bệnh, chết; khổ vì mọi thứ đều tuột khỏi tầm tay kiểm soát của con người, ngay cả chính sinh mệnh của chúng ta nữa. Mọi hiện tượng đều vô thường và khổ não như thế nói lên một sự thật rất căn bản là tất cả mọi sự tồn tại đều là giả, không thật, là Không ngay tự bản chất, tức là Tánh Không. Khi các hiện tượng đều là Không trong tự tánh thì cũng đồng nghĩa là chúng không hề có tự ngã, chúng chỉ hiện hữu do các duyên hòa hợp mà thôi. Vì vô ngã, Phật Giáo không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế với ý nghĩa là đấng sáng tạo vũ trụ.
Trên bình diện nhân sinh quan, Phật Giáo cho rằng con người và mọi chúng sinh có thể tự mình giác ngộ ra chân lý và giải thoát mọi khổ đau ở đời, bằng con đường tu tập để chuyển hóa nghiệp lực, bởi vì nghiệp lực là do chính con người tạo ra và cũng phải do chính con người chấm dứt nó. Điều cần lưu ý là trong giáo thuyết về nghiệp, Phật Giáo không hề chủ trương có một thứ linh hồn hay bất cứ hiện tượng gì tồn tại trong ý nghĩa có một tự ngã.
Chính vì thâm cảm bản chất khổ đau của con người và tất cả chúng sinh, đức Phật đã mở rộng lòng từ bi đối với mọi loài và chủ trương tôn trọng mọi sự sống, bảo tồn môi trường sống thiên nhiên. Hình ảnh về cuộc đời sinh ra, thành đạo, sống, hoằng pháp, và nhập Niết Bàn dưới gốc cây, trong rừng núi của đức Phật là hình ảnh biểu thị lòng từ bi, bất bạo động và bao dung của Phật Giáo.
Dựa vào nội dung giáo nghĩa và lịch sử phát triển người ta phân Phật Giáo ra làm 3 truyền thống: Nguyên Thủy, Tiểu Thừa Bộ Phái và Đại Thừa. Nguyên Thủy Phật Giáo là thời kỳ đức Phật còn tại thế hàng đệ tử Phật nương oai đức và lời dạy trực tiếp của đức Phật làm kim chỉ nam cho sự tu tập, thời kỳ này nội dung giáo nghĩa của Phật vẫn còn ở dạng thức truyền khẩu, nghĩa là học thuộc lòng chứ chưa viết thành văn tự. Tiểu Thừa Bộ Phái là thời kỳ sau khi đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 100 năm với sự giải thích dị biệt về giới luật và giáo nghĩa đưa tới sự phân chia làm nhiều bộ phái -- có ít nhất trên 20 bộ phái được biết tới – trong thời kỳ này, những lời dạy của đức Phật đã được kết tập và viết thành văn tự trong 4 bộ Nikaya hay 5 bộ Kinh A Hàm mà sau này được dịch sang Hán văn. Phật Giáo Đại Thừa bắt đầu với phong trào vận động để đưa đạo Phật phổ cập vào xã hội với bộ phái Đại Chúng Bộ thuộc thành phần đại đa số và cấp tiến. Tuy nhiên, Phật Giáo Đại Thừa được khởi phát rõ rệt vào khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt từc đầu công nguyên nhờ cuộc vận động của chư Bồ Tát Mã Minh (Asvaghosa), Long Thọ (Nagarjuna), Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) với sự xuất hiện của Kinh Điển Đại Thừa và các bộ Luận xiển dương Đại Thừa như các bộ Kinh Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và các bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín, Trung Luận, Đại Trí Độ Luận, Duy Thức, v.v…
Vào thời đại Vua A Dục (Asoka – 272-236 trước công nguyên), nhờ sự hỗ trợ tích cực của vị hoàng đế sùng mộ Phật Pháp này nhiều phái đoàn hoằng pháp đã được cử đi truyền bá Phật Giáo tại nhiều nơi trên thế giới qua đường thủy, trong đó có Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến Điện, Nam Dương, Việt Nam, v.v.... Đường truyền giáo này về sau lịch sử gọi là Nam Truyền Phật Giáo. Ngược lại, Phật Giáo Đại Thừa đã được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ ở phía bắc đến các nước Afghanistan, Tây Tạng, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… vào đầu công nguyên. Đường truyền giáo này được gọi là Bắc Truyền Phật Giáo.
Phật Giáo tại Ấn Độ đã trải qua nhiều thăng trầm tùy thuộc vào các triều đại chính trị có hậu thuẫn hay tiêu diệt Phật Giáo, dĩ nhiên, trong đó không thể bỏ qua yếu tố then chốt là sự hưng thịnh hay suy đồi của nội lực Phật Giáo mà hàng ngũ Tăng Ni và cư sĩ Phật tử đóng vai trò chủ đạo. Nhưng phải đợi đến một biến cố lịch sử mà qua đó Phật Giáo tại Ấn Độ đã hầu như bị tiêu diệt hẳn, đó là cuộc xâm lăng của Hồi Giáo vào Ấn Độ ở thế kỷ thứ 12 sau công nguyên, với chính sách tiêu diệt Phật Giáo tận gốc bằng việc bắt buộc tu sĩ hoàn tục hay giết hại hàng chục ngàn Tăng Ni, những người không chịu bỏ đạo, đốt phá tất cả chùa chiền, kinh sách Phật Giáo. Nhưng, nhờ trước đó, Phật Giáo đã được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ đến các quốc gia lân bang, cho nên, Phật Giáo đã được phát triển sâu rộng tại nhiều nước ở Châu Á.
Ngày nay, tín đồ Phật Giáo trên khắp thế giới có thể đạt tới con số trên một tỉ rưỡi người, và Phật Giáo là một trong những tôn giáo phát triển mạnh nhất tại các nước Âu Mỹ.
MBAY – BAY THẬT DỄ DÀNG!
CÔNG TY TNHH MBAY VIỆT NAM
Số 220 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân – Hà Nội, Việt Nam
Tel: 0904766668 - PD. Phúc Quang
Cách thức đặt vé
Quý khách truy cập www.mbay.com.vn hoàn tất thủ tục tục đặt vé. Nhân viên MBAY sẽ liên hệ Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Hoặc có thể gọi trực tiếp (024) 73010899 trong giờ làm việc hoặc gọi số Hotline 08582 55555 đọc mã booking vé để được phục vụ.